Kỹ thuật đúc nhôm phổ biến nhất hiện nay là gì? Thực tế không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Tùy từng phân xưởng, tùy mẫu sản phẩm đúc,… mà có lựa chọn khác nhau về phương pháp đúc nhôm.
1. Kỹ thuật đúc nhôm chân không
Kỹ thuật đúc nhôm chân không sử dụng sự chênh lệch áp suất trong khuôn đúc để điền đầy nhôm nóng chảy vào khuôn.
Trong các xưởng đúc cơ khí tại Hải Phòng, công nghệ đúc chân không Nhật Bản được ứng dụng nhiều nhất để sản xuất cổng nhôm/ lan can/ hàng rào. Tuy nhiên phương pháp này vẫn được sử dụng để đúc các chi tiết cơ khí, thiết bị máy móc.
Ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật đúc này là đúc chính xác các vật có hình dạng phức tạp. Đồng thời vẫn đảm bảo bề mặt thành phẩm mịn, không rỗ. Đây là đặc điểm khiến kỹ thuật đúc chân không được đánh giá cao hơn phương pháp đúc khuôn cát truyền thống.
2. Kỹ thuật đúc nhôm áp lực cao
Phương pháp đúc nhôm chân không phía trên được coi là một dạng đúc nhôm áp lực thấp. Trong khi đó kỹ thuật đúc nhôm áp lực cao sử dụng lực ép từ piston để nén nhôm nóng chảy trong khuôn đúc.
Cấu tạo khuôn đúc gồm 2 nửa. Ban đầu 2 nửa khuôn được đóng lại. Nhôm nóng chảy được rót vào buồng ép. Đồng thời piston ép nhôm lỏng xuống vào các phần chi tiết để lấp đầy khuôn mẫu. Quá trình này xảy ra rất nhanh dưới áp suất cao.
Tương tự như phương pháp đúc chân không, kỹ thuật đúc nhôm áp lực cao có ưu điểm là đúc được các sản phẩm có chi tiết phức tạp và đảm bảo tính thẩm mỹ.
3. Đúc nhôm bằng khuôn cát tươi
Đúc khuôn cát tươi là kỹ thuật đúc lâu đời và phổ biến nhất. Không chỉ vật liệu nhôm mà gần như tất cả các kim loại khác đều có thể sử dụng kỹ thuật đúc cơ khí này. Tuy nhiên đúc khuôn cát tươi có nhược điểm lớn nhất là độ chính xác và tính thẩm mỹ của thành phẩm không cao.
Dù là nhôm hay kim loại màu, kim loại đen khác thì nguyên lý và các bước trong quy trình đúc khuôn cát tươi là như nhau. Các công đoạn chính bao gồm:
- Tạo vật mẫu từ bản thiết kế có sẵn
- Tạo khuôn đúc bằng cát
- Nấu chảy kim loại nhôm và rót vào khuôn qua hệ thống phễu rót
- Đợi kim loại đông đặc và nguội sẽ tiến hành phá khuôn để lấy thành phẩm đúc
4. Đúc nhôm bằng khuôn kim loại
Về cơ bản, thay vì sử dụng khuôn cát, phương pháp này sử dụng khuôn bằng kim loại để đúc nhôm. Chất liệu làm khuôn thường là gang, thép hay thép hợp kim. Quy trình đúc nhôm bắt đầu từ giai đoạn lắp ráp các nửa khuôn sau đó tiến hành rót kim loại. Người thợ không cần tạo vật mẫu và tạo khuôn đúc cát.
So với khuôn cát, kỹ thuật đúc nhôm khuôn kim loại có ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Lớn nhất là khuôn kim loại có thể sử dụng nhiều lần, không cần phá bỏ khuôn để lấy thành phẩm đúc. Đây cũng là lý do mà đúc khuôn kim loại còn được gọi là đúc khuôn vĩnh cửu.